Quá trình hình thành và phát triển
Trải qua các cuộc đấu tranh gian khổ, hy sinh của nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của của Đảng. Mùa thu năm 1945, 25 triệu đồng bào ta đã nhất tề vùng dậy làm nên cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công.
Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, Cách mạng Tháng Tám là một trong những trang sử chói lọi nhất, là một trong những bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Nhân dân ta đã đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân, đế quốc trong gần một thế kỷ, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế mấy nghìn năm, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á, nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Nước Việt
Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt
Để giúp việc cho Chính phủ, ngày 28 tháng 8 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh về việc thành lập bộ máy giúp việc cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, cơ quan tiền thân của Văn phòng Chính phủ ngày nay. Để ghi nhớ sự kiện lịch sử này, ngày 22/7/2004, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 28/8 hàng năm là Ngày truyền thống Văn phòng các cơ quan hành chính Nhà nước.
Kể từ đó chính quyền nhân dân tại các địa phương cũng được thành lập để quản lý điều hành công việc ở địa phương (thay cho Ủy ban giải phóng dân tộc các địa phương là cơ quan đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền). Chính quyền tỉnh Bắc Ninh cũng được thành lập để quản lý điều hành công việc toàn tỉnh (lúc này còn bao gồm cả huyện Gia Lâm, 1 phần huyện Đông Anh (Hà Nội) và một phần huyện Văn Giang (Hưng Yên). Kể từ khi có chính quyền, có trụ sở, có bộ máy làm việc, có Văn phòng để tham mưu, giúp việc và phục vụ sự chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp. Chính quyền các cấp lúc này gọi là Ủy ban hành chính lâm thời. Sau kỳ họp thứ I (ngày 06/01/1946) Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì chính quyền địa phương các cấp gọi là Ủy ban hành chính.
Những ngày đầu chính quyền mới thành lập tuy bề bộn công việc nhưng Văn phòng ủy ban hành chính các cấp đã tham mưu giúp việc và phục vụ Ủy ban hành chính lãnh đạo công tác tăng gia sản xuất, diệt giặc đói, giặc dốt, từng bước củng cố chính quyền giữ vững an ninh trật tự, làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của thù trong, giặc ngoài. Thực dân Pháp với dã tâm cướp nước ta một lần nữa, theo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ: “chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng muốn cướp nước ta lần nữa!Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” nhân dân ta đã cầm vũ khí đứng lên bảo vệ đất nước, bảo vệ chính quyền non trẻ theo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ. Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Bắc Ninh đã đi vào cuộc trường chinh 9 năm kháng chiến cho đến ngày thắng lợi. Để phù hợp với điều kiện vừa kháng chiến vừa kiến quốc Ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh Bắc Ninh đã chia làm 2 bộ phận. Một bộ phận sơ tán lên vùng tự do Hiệp Hòa (Bắc Giang), một bộ phận ở lại vùng địch hậu trực tiếp lãnh đạo kháng chiến với bộ máy hết sức gọn nhẹ. Văn phòng Ủy ban hành chính kháng chiến cũng chia làm 2 bộ phận vừa phục vụ cho sự chỉ đạo, lãnh đạo UBHC sơ tán nhân dân ra vùng tự do vừa tham mưu đề xuất những biện pháp chính sách cụ thể phù hợp với từng vùng, từng địa phương nhằm đảm bảo đời sống nhân dân, đồng thời động viên cao độ sức người sức của cho kháng chiến. Trải qua 9 năm kháng chiến gian khổ đến ngày thắng lợi năm 1954 với những thành tích đặc biệt xuất sắc nhiều địa phương, nhiều người con của Bắc Ninh được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang, hàng ngàn người được tặng thưởng Huân Huy chương kháng chiến trong đó có nhiều người là cán bộ, công nhân viên của Văn phòng ủy ban kháng chiến các cấp.
Hòa bình lập lại, chính quyền tỉnh Bắc Ninh (lúc này lại trở về với tên gọi ban đầu là Ủy ban hành chính tỉnh Bắc Ninh) trở về đóng tại tỉnh lỵ là thị xã Bắc Ninh. Văn phòng Ủy ban hành chính tỉnh Bắc Ninh đã tham mưu, giúp việc và phục vụ Ủy ban hành chính tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ chỉ đạo khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục sản xuất, đặc biệt đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động làm thất bại âm mưu lôi kéo bà con giáo dân di cư vào Nam của địch. Sản xuất dần được khôi phục, đời sống nhân dân từng bước ổn định, công cuộc cải tạo XHCN trong lĩnh vực công thương nghiệp và phong trào HTX trong lĩnh vực nông nghiệp thu được những thành tích lớn: Đại bộ phận hộ kinh doanh công thương nghiệp đã vào HTX và công ty hợp doanh; đại bộ phận nông dân đã mang ruộng đất, trâu bò, nông cụ của mình được chia trong cải cách ruộng đất tham gia HTX Nông nghiệp. Quan hệ sản xuất với XHCN bước đầu đã được thiết lập.
Năm 1963 Nhà nước quyết định hợp nhất 1 số tỉnh (trong đó Bắc Ninh và Bắc Giang hợp nhất thành Hà Bắc, tỉnh lỵ là thị xã Bắc Giang) nhằm phát huy sức mạnh đẩy nhanh tốc độ, tập trung nguồn lực xây dựng CNXH ở miền Bắc, chi viện sức người sức của cho giải phóng miền Nam tiến tới thống nhất đất nước. Văn phòng Ủy ban hành chính 2 tỉnh cũng hợp nhất làm một. Qua 33 năm hợp nhất cán bộ công nhân viên Văn phòng ủy ban hành chính (sau là UBND) tỉnh Hà Bắc đã phát huy sức mạnh đoàn kết, chủ động tham mưu, giúp việc, phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền tỉnh.
Trong thời kỳ 1964-1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Hà Bắc đã chỉ đạo nhân dân trong tỉnh vừa chiến đấu đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của giặc Mỹ, vừa tổ chức cho nhân dân sơ tán đến nơi an toàn, vừa tổ chức sản xuất, vừa thực hiện chính sách hậu phương quân đội, vừa chống thiên tai đồng thời chi viện đắc lực cho miền Nam trên tinh thần “thóc không thiếu 1 cân, quân không thiếu một người”. cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi, miền
Đất nước thống nhất, cả nước đi lên CNXH, nhân dân Hà Bắc dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy - UBND tỉnh bắt tay xây dựng lại quê hương đàng hoàng hơn, to đẹp hơn để cùng cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH. Nhưng đất nước hòa bình chưa được bao lâu chiến tranh biên giới Tây Nam, rồi chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra và tiếp theo là những năm tháng vô cùng khó khăn của đất nước do hậu quả nặng nề của chiến tranh, do bao vây cấm vận, chống phá của các thế lực thù địch. Tuy vậy, cùng với toàn dân, toàn quân, Văn phòng các cơ quan hành chính Nhà nước vẫn đoàn kết một lòng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng đưa đất nước tiến lên. Đại hội 6 của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi bờ vực khủng hoảng kinh tế, đời sống nhân dân dần được ổn định và từng bước nâng lên. Niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Thực hiện Nghị nguyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX thông qua ngày 06/11/1996 về việc chia tách tỉnh Hà Bắc thành 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Ngày 01/1/1997 tỉnh Bắc Ninh được tái lập với 5 huyện, 1 thị xã với 92 vạn dân (đến năm 1999 huyện Tiên Sơn được chia tách để tái lập 2 huyện Tiên Du và Từ Sơn, huyện Gia Lương được chia tách để tái lập 2 huyện Gia Bình và Lương Tài đưa tổng số đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Bắc Ninh lên 8 đơn vị). Theo đó, Văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh được thành lập tại Quyết định số 03/QĐ-CT ngày 07/01/1997 của UBND tỉnh Bắc Ninh với cơ cấu tổ chức gồm: lãnh đạo Văn phòng, 2 đơn vị nghiệp vụ, các tổ chuyên viên. Chức năng nhiệm vụ là tham mưu, giúp việc và phục vụ sự chỉ đạo điều hành các hoạt động đối nội, đối ngoại của TT HĐND, UBND, Đoàn ĐBQH tỉnh trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh thống nhất, liên tục và có hiệu quả hiệu lực.
Xuất phát từ thực tiễn hoạt động và từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 130/2004/QĐ-UB ngày 27/7/2004 về việc thành lập Văn phòng Đoàn ĐBQH; ngày 25/7/2005 HĐND tỉnh ban hành Quyết định số 07/2005/TTHĐND15 của HĐND tỉnh về việc thành lập Văn phòng HĐND trên cơ sở tách từ Văn phòng HĐND - UBND tỉnh.
Kể từ đó, Văn phòng UBND tỉnh với chức năng, nhiệm vụ là cơ quan chuyên môn, bộ máy giúp việc của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh để chỉ đạo, điều hành các hoạt động chung của bộ máy hành chính ở địa phương. Văn phòng UBND tỉnh đã và đang nỗ lực đổi mới các hoạt động nâng cao chất lượng tham mưu tổng hợp giúp UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh trong cải cách hành chính, đổi mới phong cách làm việc, cải tiến việc xây dựng chương trình công tác, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện các văn bản, ý kiến chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả của sự chỉ đạo điều hành.